Trong cuộc sống cũng có nhiều người hiểu sai về Từ bi họ cho rằng yêu thương tất cả muôn loài muôn vật như nhau là từ bi. Cũng có nhiều người có lòng thương cảm đối với chúng sinh đang ở trong những hoàn cảnh đau đớn, tuyệt vọng, tồi tệ... Nhưng nếu các bạn để ý khi các bạn giúp đỡ đồng bào bị bão lũ, hoặc những người có hoàn cảnh khó khăn, các bạn cho rằng họ đang khổ. Nhưng có khi nào các bạn nghĩ ngược lại rằng họ chỉ đang đói và thiếu điều kiện vật chất thôi chứ chưa chắc họ đã khổ không. Mà có thể người đang đi giúp họ mới là đang khổ đấy .
Yêu thương như vậy, lòng thương cảm đó có một cái ta, một bản ngã là chủ nhân, chủ sở hữu của hành vi thương cảm. Ý thức tà chi kiến so sánh ta bản ngã với đối tượng và hiểu biết ta hơn, ta kém hoặc ta bằng và thương cảm chỉ phát sinh khi biết ta hơn đối tượng, thương cảm không bao giờ phát sinh đối với đối tượng hơn ta, hoàn cảnh tốt đẹp hơn ta, giàu có hơn ta, thành đạt hơn ta. Đối tượng của thương cảm chỉ là hoàn cảnh khó khăn, tuyệt vọng, đau thương của chúng sinh.
Chính vì vậy mà thương cảm ấy hướng đến giúp đỡ chúng sinh thay đổi hoàn cảnh sống. Có thể hành vi giúp đỡ chúng sinh thay đổi hoàn cảnh sống như vậy xoa dịu tạm thời lỗi khổ, nhưng nó chỉ thay đổi nỗi khổ này bằng nỗi khổ khác mà thôi.
Chính những hiểu biết như vậy họ cho rằng có thể tu tập được Từ bi theo cách giải tâm từ đến muôn loài chúng sinh là đang thực hành theo tư tưởng có một chủ thể một cái ta, một bản ngã đang giải tâm từ đến muôn loài chúng sinh đau khổ. Tư tưởng đó chính là ý thức tà chi kiến, ta hơn muôn loài chúng sinh đang đau khổ. Đây là điều rất vi tế khó thấy khó biết và thực hành như vậy là đang vun bồi một đại ngã.
Trong phật giáo thường nói Từ bi và Trí tuệ, nhưng nếu theo ngữ pháp tiếng việt phải nói là Trí tuệ và Từ bi để người nghe hiểu được Trí tuệ phát sinh Từ bi. Trí tuệ là nhân, từ bi là quả, để tránh ngôn ngữ hán việt để người bình dân dễ tiếp thu. Và để giúp đạo phật nhập thế một số người lại chủ trương thay thế từ trí tuệ và từ bi bằng từ hiểu và thương. Ngôn ngữ là phương tiện truyền thông được con người chế định, giúp cho con người giao tiếp với nhau hiểu được sự vật, hiện tượng mà ngôn ngữ trình bầy vì vậy từ hiểu và thương thuộc về giao tiếp thế gian, được thế gian chế định nội dung nên khi nghe đến hiểu và thương thì người nghe đã mặc định nội dung. Các thay đổi ngôn từ như vậy làm cho người tu học hiểu sai nội dung khái niệm Từ bi và Trí tuệ mà đức Phật đã dày công chế định và các thế hệ trước đã cố gắng giữ gìn.
Vậy Từ bi thực chất là gì ? Từ bị không thể tu tập mà có được như mọi người thường tưởng tượng là rải tâm từ của mình đến muôn người muôn vật là có được Từ bi. Mà từ bi chỉ có được ở bậc Thánh nó là sản phẩm có mặt trên lộ trình tâm bát chánh đạo siêu thế của bậc thánh.
Ý thức chánh chi kiến là hiểu biết đúng như thật về khổ tập diệt đạo thì sẽ phát sinh chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng. Biểu hiện của từ bi là sự tử tế bi mẫn của bậc thánh.
Chính vì điều này mà trong 37 chi phần của đạo bao gồm: Tứ niệm xứ; Tứ chánh cần; Tứ như ý túc; Ngũ căn; Ngũ lực; Thất giác chi; Bát chánh đạo. Đức phật không có dậy tu tập từ bi, tu tập Bát chánh đạo thì sẽ có được sản phẩm từ bi.
Thương cảm của bậc Thánh được gọi là từ bi phát sinh trên lộ trình tâm Bát chánh đạo siêu thế, cụ thể là do ý thức chánh chi kiến hiểu biết như thật về khổ tập diệt đạo đó là: Khổ bao gồm: Hoại khổ, Khổ khổ, Hành khổ và nguyên nhân của khổ là vô minh và tham ái phát sinh trên lộ trình tâm Bát tà đạo của phàm phu. Ý thức tránh chi kiến như vậy sẽ phát sinh lòng thương cảm đối với tất cả chúng sinh không phân biệt giàu nghèo gái trai, ngu trí, sang hèn, chủng tộc, tôn giáo vì tất cả không trừ một ai đều đang đau khổ ngoại trừ các bậc thánh. Ý thức chánh chi kiến là sự thấu đạt vô ngã nên thương cảm như vậy không có một cái ta, một bản ngã nào là chủ nhân, chủ sở hữu của thương cảm. Đối tượng của thương cảm là vô minh và tham ái của chúng sinh. Chứ không phải thương cảm hoàn cảnh nghèo khó, tồi tệ, tuyệt vọng của chúng sinh. Thương cảm của bậc thánh như vậy sẽ giúp đỡ chúng sinh học hiểu và thực hành Bát chánh đạo để đạo trừ vô minh và tham ái chứ không phải giúp cho chúng sinh thay đổi hoàn cảnh sống.
Yêu thương như vậy, lòng thương cảm đó có một cái ta, một bản ngã là chủ nhân, chủ sở hữu của hành vi thương cảm. Ý thức tà chi kiến so sánh ta bản ngã với đối tượng và hiểu biết ta hơn, ta kém hoặc ta bằng và thương cảm chỉ phát sinh khi biết ta hơn đối tượng, thương cảm không bao giờ phát sinh đối với đối tượng hơn ta, hoàn cảnh tốt đẹp hơn ta, giàu có hơn ta, thành đạt hơn ta. Đối tượng của thương cảm chỉ là hoàn cảnh khó khăn, tuyệt vọng, đau thương của chúng sinh.
Chính vì vậy mà thương cảm ấy hướng đến giúp đỡ chúng sinh thay đổi hoàn cảnh sống. Có thể hành vi giúp đỡ chúng sinh thay đổi hoàn cảnh sống như vậy xoa dịu tạm thời lỗi khổ, nhưng nó chỉ thay đổi nỗi khổ này bằng nỗi khổ khác mà thôi.
Chính những hiểu biết như vậy họ cho rằng có thể tu tập được Từ bi theo cách giải tâm từ đến muôn loài chúng sinh là đang thực hành theo tư tưởng có một chủ thể một cái ta, một bản ngã đang giải tâm từ đến muôn loài chúng sinh đau khổ. Tư tưởng đó chính là ý thức tà chi kiến, ta hơn muôn loài chúng sinh đang đau khổ. Đây là điều rất vi tế khó thấy khó biết và thực hành như vậy là đang vun bồi một đại ngã.
Trong phật giáo thường nói Từ bi và Trí tuệ, nhưng nếu theo ngữ pháp tiếng việt phải nói là Trí tuệ và Từ bi để người nghe hiểu được Trí tuệ phát sinh Từ bi. Trí tuệ là nhân, từ bi là quả, để tránh ngôn ngữ hán việt để người bình dân dễ tiếp thu. Và để giúp đạo phật nhập thế một số người lại chủ trương thay thế từ trí tuệ và từ bi bằng từ hiểu và thương. Ngôn ngữ là phương tiện truyền thông được con người chế định, giúp cho con người giao tiếp với nhau hiểu được sự vật, hiện tượng mà ngôn ngữ trình bầy vì vậy từ hiểu và thương thuộc về giao tiếp thế gian, được thế gian chế định nội dung nên khi nghe đến hiểu và thương thì người nghe đã mặc định nội dung. Các thay đổi ngôn từ như vậy làm cho người tu học hiểu sai nội dung khái niệm Từ bi và Trí tuệ mà đức Phật đã dày công chế định và các thế hệ trước đã cố gắng giữ gìn.
Vậy Từ bi thực chất là gì ? Từ bị không thể tu tập mà có được như mọi người thường tưởng tượng là rải tâm từ của mình đến muôn người muôn vật là có được Từ bi. Mà từ bi chỉ có được ở bậc Thánh nó là sản phẩm có mặt trên lộ trình tâm bát chánh đạo siêu thế của bậc thánh.
Ý thức chánh chi kiến là hiểu biết đúng như thật về khổ tập diệt đạo thì sẽ phát sinh chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng. Biểu hiện của từ bi là sự tử tế bi mẫn của bậc thánh.
Chính vì điều này mà trong 37 chi phần của đạo bao gồm: Tứ niệm xứ; Tứ chánh cần; Tứ như ý túc; Ngũ căn; Ngũ lực; Thất giác chi; Bát chánh đạo. Đức phật không có dậy tu tập từ bi, tu tập Bát chánh đạo thì sẽ có được sản phẩm từ bi.
Thương cảm của bậc Thánh được gọi là từ bi phát sinh trên lộ trình tâm Bát chánh đạo siêu thế, cụ thể là do ý thức chánh chi kiến hiểu biết như thật về khổ tập diệt đạo đó là: Khổ bao gồm: Hoại khổ, Khổ khổ, Hành khổ và nguyên nhân của khổ là vô minh và tham ái phát sinh trên lộ trình tâm Bát tà đạo của phàm phu. Ý thức tránh chi kiến như vậy sẽ phát sinh lòng thương cảm đối với tất cả chúng sinh không phân biệt giàu nghèo gái trai, ngu trí, sang hèn, chủng tộc, tôn giáo vì tất cả không trừ một ai đều đang đau khổ ngoại trừ các bậc thánh. Ý thức chánh chi kiến là sự thấu đạt vô ngã nên thương cảm như vậy không có một cái ta, một bản ngã nào là chủ nhân, chủ sở hữu của thương cảm. Đối tượng của thương cảm là vô minh và tham ái của chúng sinh. Chứ không phải thương cảm hoàn cảnh nghèo khó, tồi tệ, tuyệt vọng của chúng sinh. Thương cảm của bậc thánh như vậy sẽ giúp đỡ chúng sinh học hiểu và thực hành Bát chánh đạo để đạo trừ vô minh và tham ái chứ không phải giúp cho chúng sinh thay đổi hoàn cảnh sống.
Nguồn: Sưu tầm sư huynh Phan Hoàng ( HKLS)