Ba chữ ‘thạch cảm đương’ có nghĩa là đá (thạch) dám (cảm) gánh vác trách nhiệm (đương) bảo vệ và che chở.
Bút tháp Đền Ngọc Sơn
- Chuyện kể rằng từ xa xưa có một nhà vua ở đất bắc lãnh đạo dân chiến đấu chống giặc ngoại xâm, nhưng không thành nên rút về núi thái sơn để lãnh nạn. Nhà trời thấy vậy bèn cử một thần tướng họ Thạch xuống giúp, hướng dẫn nhà vua kế để đánh giặc. Về sau chiến thắng, giặc thua phải rút chạy, vị thần tướng này trở về trời. Để tưởng nhớ công ơn, nhà vua cho dựng tượng vị thần tướng trên núi Thái sơn để ghi công. Nhân dân đến viếng tượng thần rất đông. Một hôm có một thôn nữ sống ở chân núi Thái sơn lên núi thấy tượng gãy một cánh tay, bèn tìm cách gắn lại. Sau này người thôn nữ sinh được một người con trai bèn đặt tên là Thạch cảm đương, lấy họ Thạch là họ của vị tướng thần. Thạch cảm Đương lớn lên có tài thu phục tà ma. Nhà nào có ma ám, người nhà bèn cho mời ông đến giúp trừ tà. Thạch cảm Đương bèn lên núi Thái sơn lấy đá về đặt ở cổng trấn yểm trừ tà. Tà ma sợ phải chạy đi nơi khác. Tiếng lành đồn xa, nhà nào nghi bị ma ám đều mời Thạch cảm Đương đến, đến nỗi ông không đủ sức giúp hết. Ông bèn nghĩ ra cách cho người lên núi Thái sơn lấy đá về và ông tự tay khắc chữ “Thái Sơn Thạch Cảm Đương” rồi cho những người đến nhờ trừ tà mang về đặt ở cửa nhà hay cửa cổng để trừ tà. Hóa giải hướng nhà xấu.
- Nó là một tấm bia đá nhỏ, thường được đặt trước cửa nhà, hoặc đặt trước đầu ngõ, đầu phố, trên bia có khắc ba chữ “thạch cảm đương” hoặc khắc năm chữ “Thái Sơn thạch cảm đương”, dùng để trấn áp những điều không may, trừ bỏ tà khí.Hóa giải hướng nhà xấu.
- Thạch cảm đương đã có lịch sử lâu đời, những ghi chép sớm nhất về thạch cảm đương xuất hiện từ đời Hán. Tương truyền rằng năm 1044, ở huyện Bồ Điền, tỉnh Phúc Kiến đã phát hiện ra thạch cảm đương có khắc dòng chữ: “thạch cảm dương, trấn bách quỷ, yểm bách ương, quan sử phúc, bách tính khang, phong giáo thịnh, lễ nhạc xương”.
- Thái Sơn thạch cảm đương không phải đều được làm từ đá của núi Thái Sơn, thường thì chúng được lấy theo đá của vùng gần nhất, chỉ là dựa vào hai chữ Thái Sơn linh thiêng để tăng thêm hiệu quả trừ tà. Thạch cảm đương cũng có nhiều hình dáng, hình tròn, hình trụ, hình ngọn núi, chạm khắc nổi những hình bát quái, đầu sư tử, khắc chữ…
- Theo phong thủy, nên đặt thạch cảm đương ở những nơi xung yếu và bị sát khí gây ảnh hưởng như: trước cửa chính, đầu ngõ, đầu đường…để trừ tà, xua đuổi những điều không may. Ngoài ra, nó còn có tác dụng lùa gió, phòng chống nước, tạo phúc cho sự nghiệp của bạn, giúp bạn an khang mạnh khỏe, chữa bệnh. Hóa giải hướng nhà xấu.
- Bạn có thể đặt thạch cảm đương thu nhỏ được làm bằng ngọc rất tinh xảo trước cửa nhà nếu nhà bạn có sân rộng.
- Đền Ngọc Sơn – Hà Nội, dưới chân Tháp Bút, bạn cũng có thể tìm thấy tấm bia khắc năm chữ “Thái Sơn thạch cảm đương”, đây chính là một thạch cảm đương trấn trạch lâu đời.
Bút tháp Đền Ngọc Sơn