Để hiểu về 1 chút lịch sử ĐLPT, tôi viết tóm lược như sau để người muốn thực sự nghiên cứu ĐLPT chân pháp thì có phương hướng nghiên cứu nghiêm túc (tôi không thích viêt chi tiết quá sâu về Thanh Nang đồ - nói thật vì không muốn cãi nhau vô bổ .
Ngũ kinh ĐLPT gồm: Thanh Nang Kinh, Thanh Nang Ảo Ngữ, và Thanh Nang Tự, Thiên Ngọc Kinh, và Đồ thiên Bảo Chiếu Kinh.
1. Thanh Nang Kinh: Thanh Nang Kinh, được viết ở dạng pháp ngữ. Từng câu từng chữ, đều là pháp môn, không có diễn giải. Tương truyền: Thanh Nang Kinh do Hoàng Thạch Công sống ở thời Tần Thuỷ Hoàng (259-210 TCN) truyền lại. Ngoài ra, ông còn truyền cho Trương Lương cuốn "Thái Công binh pháp".
2. Đến đời Đông Tấn: Quách Phác (276- 324 sau Công Nguyên), là một Văn Học Gia và Huấn Hỗ Gia (Chú giải các Kinh Điển) đời Đông Tấn. Ông tên chữ là Cảnh Thuần, người ở Văn Hỷ Hà Đông (nay thuộc Sơn Tây).
Trong Thanh Nang tự cũng có viết về ông: “Tấn thế Cảnh Thuần truyền thử thuật; Diễn kinh lập nghĩa xuất Huyền Không”, ám chỉ Cảnh Thuần tự Quách Phác (276-324), đời nhà Tấn, được người Trung Hoa tôn làm Tổ Sư môn học Phong Thuỷ Địa Lý. Cảnh Thuần được Quách Công (người Hà Đông, Trung Quốc) truyền thụ 09 bộ Thanh Nang Trung Kinh, nên thông thạo thuật thiên văn, ngũ hành. Đây cũng có thể là lý do Cảnh Thuần còn có hiệu là Quách Phác. Người Trung Hoa cho rằng Âm Dương học thuật của Quách Phác hơn cả Trương Phòng (Trương Lương) và Quản Lộ. Cảnh Thuần là người đầu tiên đưa ra các nguyên lý, và hệ thống về học thức Phong Thuỷ Địa Lý.
Thanh Nang đồ do Quách Phác viết ra dựa trên Táng Kinh. Táng Kinh gồm 08 phần. Sau này, ông Trình Tự Y Xuyên là người viết ra, sách viết ra chỉ có 3-4 phần. Đến Dương Quân Tùng, Tằng Công hiểu được Thanh Nang đồ, thì ông ta mới viết ra Thanh nang tự, Thanh nang Áo ngữ. Nhưng ông ta dấu qua 04 câu Khôn Nhâm Ất.
3. Đến đời nhà Đường: Dương Quân Tùng (834-906 SCN), hưởng thọ 72 tuổi. Ông tên là Ích, tự là Thúc Mậu, hiệu là Quân Tùng, sinh vào thời nhà Đường [Nhà Đường hay Đế quốc Đại Đường là một hoàng triều cai trị Trung Quốc từ năm 618 đến năm 907]. Dương Quân Tùng được vua Đường phong làm Quốc sư, nắm phủ Linh đài địa lý sự (cơ quan trông coi thiên văn, địa lý, tế lễ). Vào năm Hoàng Sào phá kinh thành [875-884], ông Dương Quân Tùng (còn được gọi là Dương Công) bỏ vào núi Côn Lôn. Tương truyền vào lúc hỗn loạn Dương Quân Tùng lấy được cuốn sách trong hộp ngọc của Hoàng Gia, rồi bỏ Tràng An chạy về Cống Châu thuộc Ninh Đô quy ẩn. Bởi vốn dĩ học thuật Địa lý Phong Thủy chỉ được lưu hành trong chốn cung đình thuộc quyền sử dụng của Hoàng Tộc [Chánh Đạo là thiên tử chi đạo. Cái này mới là "Ngự Dụng"! Cái này mới nên theo]. Sau này, Dương Quân Tùng mang thuật Địa Lý ra thi hành nơi thế tục và truyền dạy ra bên ngoài. Có thể nói Dương Quân Tùng là người tập đại thành cho Địa lý phong thủy Học của Trung Hoa.
Nói đến các nguyên tác của Dương Quân Tùng thì cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi xem tác phẩm nào là chính gốc, tác phẩm nào là do người đời sau giả mạo. Sinh thời ông chỉ đích thân viết ra 7 tác phẩm: “Thanh Nang Áo Ngữ”, “Thiên Ngọc Kinh”, “Ngọc Xích Kinh”, “Ngọc Hàm Kinh”, “Đồ Thiên Bảo Chiếu Kinh”, “Hám Long Kinh” và “Nghi Long Kinh”. Các thế hệ sau kế tiếp ông có rất nhiều nhân vật xuất sắc, như: Tằng Văn Địch (Tằng Công), Liêu Vũ, Lưu Giang Đông, Lại Bố Y ...
4. Thanh Nang Áo Ngữ (có thể dùng Nguyên (huyền) Nữ Thanh Nang Kinh để đối chiếu Thanh Nang Áo Ngữ): Thanh Nang Ảo ngữ tương truyền do Dương Quân Tùng soạn ra, hướng dẫn cách bài ai tinh trên 24 sơn thiên bàn-địa bàn (muốn lập được Thanh Nang đồ thì không thể không đọc “Thanh Nang Ảo ngữ”); Nền tảng của Thanh Nang Ảo ngữ: Âm dương, thư hùng, tấn thoái thần, sơn thủy, ngũ hành, 24 sơn: quyển này chủ yếu dựa vào âm dương thuận nghịch (Dương tòng tả …. Tả vi dương … / Âm hữu chuyển …./ Hữu vi âm…); cách xác định vị trí âm (đen) dương (trắng, xem Thanh Nang đồ) trên Thiên bàn- địa bàn- ai tinh ngũ hành bàn; độ lệch từ thiên ảnh hưởng đến ĐLPT; đệ thập tứ yếu quyết để xác định tốt xấu nhanh trong DLPT; dùng 24 sơn âm dương thuận nghịch cộng thành 48 cục, ai tinh thiên bàn- địa bàn; cửu tinh hoá diệu để phân biệt sang hèn, cát hung của sơn thuỷ. Đây là tác phẩm phong thuỷ kinh điển của phái Lý khí (Thanh Nang Ảo ngữ chú trọng về lý khí và kết hợp với hình thế loan đầu). Mặc dù, phái Lý khí trong thuật tướng địa cũng đa phần coi cuốn sách là khởi điểm [táng kinh].
5. Thanh Nang Tự: Thanh Nang tự do Tằng Văn Địch trứ (có sách thì cho rằng do Tăng Văn Thuyên đời Đường soạn ra [có sách viết Tăng Văn Siêm: Có khi viết là Tăng Văn Thuyên hoặc viết lầm thành Tăng văn Địch. Tăng Văn Siêm là người Ninh Đô (nay là tỉnh Giang tây) đời Đường. Cha là Tăng Cầu Kỷ đã cùng Dương Quân Tung lấy trộm Thiên cơ thư trong hộp ngọc của hoàng thất mà chạy đến Giang Nam. Ông là đệ tử giỏi nhất của Dương Quân Tùng, nổi tiếng không kém gì thầy; sau đem thuật học được truyền cho Trần Đoàn]. Thanh Nang Tự chủ yếu trình bày về lý luận địa lý phong thuỷ dựa theo quan niệm của thầy mình là Dương Quân Tùng). Tằng Văn Địch còn được gọi là Tằng Công. Thanh Nang tự chủ yếu được trình bày dưới hình thức Thơ đường luật (Thất ngôn), giảng giải về những khái niệm cơ bản của địa lý phong thuỷ lý khí, như: âm dương thuận nghịch (dương tòng tả, âm tòng hữu …), cá cặp theo quy luật “cá trung lý”, tấn thần- thoái thần; thu sơn xuất sát; mối quan hệ giữa phương vị về hình-khí của sơn thuỷ tương xứng và phù hợp với nhau (văn, khố, linh); cách thu tấn thuỷ, thoái thuỷ... “Thanh Nang tự” thể hiện Tằng Công trọng thuỷ hơn trọng sơn. Lai thuỷ quyết định thành bại của cục.
Muốn đọc Thanh Nang Tự phải cần 3 thứ: Một là, phải có Thanh Nang Đồ trong tay, phải hiểu được nguyên lý và cách sắp đặt của 3 vòng Thiên, Địa và Ai tinh ngũ hành; Hai là, phải giỏi Hán Ngữ, phải hiểu được từng chữ trong câu là ý gì? Được dùng ở dạng danh từ, động từ, phó từ, tính từ, v.v... trong câu và bổ nghĩa hoặc đối với chữ gì; Ba là, phải thông thạo luật Đường Thi và những nguyên tắc căn bản của nó.
6. Thiên Ngọc Kinh: Về tác giả của “Thiên Ngọc Kinh”, đến nay vẫn chưa khảo cứu được là ai, nhưng trong sách xưa thường đề do Dương Quân Tùng soạn. Thiên Ngọc Kinh có thể coi là tác phẩm quan trọng của địa lý phong thuỷ về lý khí. Hạt nhân là nói về cách vận dụng “tam ban quái” (Thiên Quái, Địa Quái, Phụ Mẫu quái, hay còn gọi là Phụ Mẫu Tam Ban Quái, không phải, 2-5-8, 3-6-9, 7-4-1 như giới thiệu trong phi tinh). Tam ban quái là Giang đông, Giang tây, Giang Nam giang bắc phụ mẫu, đông tây nhị quái; Mấy câu giang đông... Mở đầu cho Thiên ngọc kinh: 1. Đây là 1 công thức để quan sát bố cục; 2. Người đọc phải hiểu rõ nguyên lý của thanh nang đồ; Tam dương thuỷ pháp hay tam cát thuỷ; Huyền Không Đại Quái: Huyền không đại quái bản thân tên gọi của nó đã ám chỉ quái này không có hình vị cố định, hai chữ Đại quái có nghĩa là lớn hơn quái thông thường của bát quái (trên phương vị), đây chính là nói Trường Khí 6 cung của Thiên quái và Địa quái, trường Khí 09 cung của Ai tinh, các trường Khí này đi xuyên qua 2-4 cung vị bát quái trên 24 Sơn nên danh viết Đại quái (không phải là huyền không 64 quái); Huyền không đại quái còn có tên gọi khác là Huyền không lục pháp, ám chỉ vòng ai tinh ngũ hành dùng ai tinh bài quái thì Càn- Khôn về ẩn chỉ còn 06 quái (Chấn, tốn, khảm, ly, cấn đoài); dùng tam cát thuỷ; hướng dẫn cách bài ai tinh ngũ hành (muốn lập được vòng ai tinh ngũ hành phải đọc “Thiên ngọc kinh”); chỉ dẫn định thư- hùng; dụng Chính thần- Linh thần- Văn thần; thu sơn- xuất sát; các cục điển hình trong ĐLPT (Tấn nghi tấn thần [càn sơn càn hướng thuỷ triều càn …], thoái nghi thoái thần, tấn nghi thoái thần và thoái nghi tấn thần). Học thuật về phong thuỷ địa lý không thể 1 ngày có thể hiểu, có người học cả đời vẫn không hiểu; ngoài việc cần có khiếu và duyên, người học cần phải kiên trì. Một khi đã đột phá (đại ngộ); tất cả kinh văn cổ kim về PTĐL nói chung và Thanh Nang nói riêng, sẽ khai mở và thông hiểu tất cả.
7. Đồ Thiên Bảo Chiếu Kinh: Hoàng Diệu Ứng (còn gọi là Hoàng Công) là một trong những đệ tử của Dương Công. Ông viết Bảo chiếu kinh, từng chữ từng câu đều là tâm huyết; để bổ túc, làm rõ nghĩa cho Thiên Ngọc Kinh [Thanh nang tự, đồ thiên bảo chiếu kinh, thanh nang hải giác kinh tiếp tục làm rõ nghĩa 2 bộ kinh trên (Thanh Nang Ảo ngữ và Thiên Ngọc Kinh)], qua một số câu trong Đồ thiên bảo chiếu kinh viết: “Dương công diệu quyết vô đa thuyết; Nhân kiến Hoàng công tâm tính chuyết (楊公妙訣無多說. 因見黃公心性拙)”, là nói Thuyết của Dương Công, Dương Quân Tùng là chân pháp; người hữu duyên đọc và hiểu được kinh này (Đồ Thiên Bảo Chiếu Kinh của Hoàng Công); từng chữ từng câu đều là tâm huyết. Hoàng Công viết Đồ Thiên Bảo Chiếu để bổ túc, làm rõ nghĩa cho Thiên Ngọc Kinh; “Dương công diệu ứng bất đa ngôn; Thực thực tác gia truyện (楊公妙應不多言. 實實作家傳), nói về Dương Công tức Dương Quân Tùng, một trong những người tiên phong phát dương học thuật Phong Thuỷ Địa Lý của Trung Hoa. Hoàng Diệu Ứng, tác giả của kinh này; là một trong những đệ tử của Dương Công.”
Hoàng Công trọng sơn hơn trọng thuỷ qua câu: “Thiên hạ quân châu tổng trú không; Hà tằng sanh trước hậu đầu long (天下軍州總住空. 何曾撐著後頭)”, ám chỉ đất bình dương (quân châu); thường không có phụ mẫu sơn hay lai mạch rõ ràng. Câu này Hoàng Công ám chỉ Tằng Công (viết Thanh Nang tự) trọng thuỷ hơn sơn khi gặp bình dương địa”. Ông viết Đồ thiên bảo chiếu kinh thiên về địa lý phong thuỷ âm trạch. Đồ Thiên Bảo Chiếu ít người lãnh ngộ; lại chẳng có mấy ai biết khổ công, lao tâm lao lực tầm long tróc mạch, mới đắc ngộ chân quyết: “Toàn bằng chưởng thượng khởi tinh thần; Loại tụ trang thành vi diệu quyết (全憑掌上起星辰. 類聚裝成為妙訣)”, là nói Kinh này là những kiến thức và trải nghiệm qua thực địa của Hoàng Công.
Hoàng Công, Dương Công, Tăng Công, vốn dĩ không muốn truyền thuật Địa Lý này cho ngoại tộc, nên lúc hành văn, họ đem cả văn hóa, đường thi, lịch sử, v.v... của Trung Hoa ẩn tàng trong kinh văn, cho nên việc nghiên cứu Thanh Nang ngũ kinh rất khó. Như trong Thanh Nang Ảo ngữ viết về ngũ hành: “Tri hóa khí, sinh- khắc, chế- hóa, tu thục kí (知化氣,生克制化須熟記)”, muốn áp chỉ “hoá khí” ở đây là hoá khí âm dương khi khí chuyển từ thiên bàn sang địa bàn; hoá khí ngũ hành khi chuyển từ địa bàn sang ai tinh ngũ hành tạo thành 03 cung thành 1 hào, 9 cung (135 độ) thành 01 quái (Huyền không đại quái); còn “Thục” ở đây là ám chỉ Ba Thục, Tứ Xuyên ngày nay. Tứ Xuyên là nơi xuất phát các phương pháp nấu ăn theo pháp âm dương ngũ hành. Vậy là phải đi học nấu ăn trước rồi mới học Địa Lý sao? Không cần thiết! nhưng phải nhớ một điều là Ngũ hành cũng có Âm Dương, Âm thủy khắc Dương Hỏa, là khắc nhập, là làm lợi cho Hỏa. Còn lấy cái Dương Thủy đem khắc cái Dương Hỏa, là Hỏa bị Khắc Tử, Thủy cũng bị vong, nên nhớ điều này…
Ngoài ra, không phải chỉ có họ Dương (Dương công, Tăng công) mới truyền Thanh Nang Kinh ra ngoài đâu, mà còn có Lại Bố Y, họ Tưởng. Đời Tống, Lai Bố Y (Lại Công), còn viết thêm 2 cuốn nữa, ông này đã khán được Thanh Nang đồ, và viết rất rõ ràng. Nhưng muốn hiểu Lại Công, là phải đứng bên trong nhìn ra (cách xếp quái/ lập quái của Lại Bố Y ngược với Dương công), thay vì bên ngoài nhìn vào so với Dương Công. Muốn đọc hiểu cổ văn phải biết người viết đang đứng ở đâu để quan sát, quan trọng vô cùng!
8. Đến đời Tống, Lại Văn Tuấn tự Thái Tố (Lai Bố Y - Lại Công) sinh ra vào thời hoàng đế Tống Huy Tông (1101- 1126 sau CN), còn viết thêm 2 cuốn nữa (Thanh Ô Tự, Thôi Quan Thiên), ông này đã khán được đồ, và viết rất rõ ràng. Lại Bố Y, người huyện Xử Châu, làm quan tại tỉnh Phúc Kiến. Ở Phúc Kiến, Lại Văn Tuấn nổi tiếng xem về địa lý. Nhưng muốn hiểu Lại Công, là phải đứng bên trong nhìn ra, thay vì bên ngoài nhìn vào so với Dương Công. Muốn đọc hiểu cổ văn phải biết người viết đang đứng ở đâu để quan sát, quan trọng vô cùng.
9. Đến cuối thời nhà Minh đầu nhà Thanh: Tưởng Đại Hồng (sinh năm 1616, mất năm 1714) tên gọi là Kha, tự Bình Giai, Chư Sinh Văn Giai, hiệu Tống Dương Tử – Đạo Hiệu. Sau khi nhà Minh bại, ông thì gặp được Vô Cự Tử chân truyền bí quyết Huyền Không. Ông tập trung cùng học trò viết sách truyền ra bên ngoài, trong đó có: “Thủy Long Kinh”, “Địa Lý Biện Chính” …, Tưởng Đại Hồng viết: Dương Công được chính quyết Thanh Nang, quy ước ý nghĩa làm Áo ngữ, lấy Lý khí Nguyên Không, dụng tinh thể ngũ hành, mà làm phép tắc núi cao bình địa, né tránh khái quát ở trong đó, nhưng cần phải được khẩu quyết chân truyền, không làm chương tiết câu cú, cuối cùng không thể phân biệt, gọi là Áo ngữ, đúng vậy, là Áo ngữ vậy. Tưởng Đại Hồng đã cho sửa lại hết câu từ trước khi truyền ra bên ngoài (nên đọc rất khó hiểu; lúc đúng lúc sai).
_Nguồn sư huynh Hiếu HKLS_