Ngũ vận lục khí (NVLK)
NVLK là loại lịch cổ đại của người TQ, nó còn có tên là Ngũ Hành Lịch:
["Lịch Trung Hoa sớm Trước thời kỳ Xuân Thu, Lịch Trung Quốc là lịch mặt trời. Theo tài liệu, phiên bản đầu tiên là lịch Ngũ Hành (五行曆;五行历), bắt nguồn từ Ngũ Hành/ Wu Xing.
Một năm 365 ngày được chia thành 05 giai đoạn, mỗi giai đoạn khoảng 73 ngày. Mỗi giai đoạn tương ứng với 01 ngày Ngũ hành- Wu Xing cai quản (Ẩn) và còn lại 72 ngày chia làm 02 tháng hay 06 tuần. Mỗi giai đoạn bao gồm 02 tháng (72 ngày/2 tháng = 36 ngày/tháng). Mỗi tháng (36 ngày) gồm ba tuần. Trong lịch Ngũ Hành, năm bắt đầu là mùa xuân và bao gồm:
- 10 tháng.
- Mỗi tháng dài 36 ngày, và một quá trình chuyển đổi dài 5 hoặc 6 ngày (nên, ăn tết, nghỉ ngơi 7 ngày sau mới hạ cây nêu).
Những tháng được đặt tên với thiên can và một cặp hình thành một hành. Hành này được đặt tên theo Ngũ Hành.
Phiên bản thứ hai là lịch bốn mùa (tứ thời bát tiết). Trong lịch bốn mùa, năm bắt đầu bằng mùa xuân, và bao gồm 12 tháng trong năm."].
Lịch ngũ hành được phát minh từ thời Hoàng Đế, nhưng qua tới thời chiến quốc mới được Quỷ Cốc Tử nạp âm. Nói 1 cách khác, thời Hoàng Đế, Giáp Tí được đứng đầu 60 hoa giáp và mang hành Kim, nhưng mãi tới Quỷ Cốc Tử mới được ghép nạp âm là Hải Trung Kim.
Lục Thập hoa giáp có từ thời Hoàng Đế, Ngũ Hành lúc này chỉ có Sinh Khắc, còn rất mơ hồ. Người viết nạp âm, phân tích được sự Sinh Khắc Chế Hóa, sinh thành suy hoại của vật vật, chính là Quỷ Cốc Tử thời chiến quốc, tức là trước khi Văn Vương hoàn tất Chu Dịch. Đây chính là thời kỳ huy hoàng nhất của học thuyết Âm Dương, Lão, Khổng, Thuyết PTĐL của Quách Công cũng phát triển từ giai đoạn này.
Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành vốn chỉ được truyền trong Thái Tử Giám, nhưng từ các đệ tử của Quỷ Cốc Tử (Quỷ Cốc Tử nhận rất nhiều đệ tử, nhưng đa số học nữa chừng là bỏ), truyền pháp này ra nhân gian. Tần Thủy Hoàng chính vì muốn giữ học thuyết này không bị lạm dụng, nên mới tiêu hủy nó.
Tới đời Đường, học thuyết lại bị Dương Công truyền ra ngoài, nên vua Đường lại một lần nữa sửa đổi lại thay vì đốt sách một lần nữa. Nhưng Vua Đường lại độc hơn, là ghi bộ Ngũ Hành Sinh Khắc như hiện nay vào "Vạn Niên Lịch", cái này mới tận diệt học thuyết Ngũ Hành. Muốn vào cửa được NVLK thì chúng ta nên xuất phát từ Lịch ngũ hành!
Khi chúng ta nói đến Ngũ Vận Lục Khí, chính là Astrology- Huyền Học. Môn học này không lấy sự biến đổi của Nhật Nguyệt Tinh Tú làm chính (Thiên văn học), vì khi chúng ta muốn định mốc thời gian, chỉ cần dò vào LỊCH là biết. Ngũ vận lục khí là đi tìm sự chuyển biến của con người và vạn vật theo mốc quy định của thời gian. Ở đây người quan sát không phải là chúng ta, mà là Tạo Hóa! Phải biết ai đang quan sát và cái gì đang thay đổi? Thiên văn học và Huyền học là 2 mặt nhưng cùng là 1 đồng xu. Chúng ta chỉ dùng Lịch để lấy mốc thời gian, từ đó dùng Âm Dương Ngũ Hành để thấy được sự Sinh Thành Suy Hoại của vạn vật theo nghĩa Huyền Học. NVLK chỉ đặc trọng tâm vào sự biến hóa của Âm Dương và Ngũ Hành để luận. Tất cả các thứ khác đã có Thiên văn học trợ giúp. Nói như thế không có nghĩa là chúng ta bỏ mặt không quan tâm Thiên Văn Học. Chúng ta phải hiểu nguyên tắc vận chuyển của Trái Đất, Nhật Nguyệt Tinh Tú để luận đoán được chính xác.
_Nguồn sư huynh Hiếu HKLS_